Phân biệt cách sử dụng Tagline và Slogan cho thương hiệu

66 Lượt xem

Tagline và Slogan đều là một phần quan trọng trong các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp. Nhưng chúng lại thường xuyên bị nhầm lẫn vai trò của nhau và mục đích sử dụng chúng. Từ những nhầm lẫn đó, đã gây ra hậu quả khi sử dụng Tagline và Slogan sai mục đích như: lệch hướng truyền thông, tuyên truyền sai thông điệp của thương hiệu.

Mỗi Tagline hay mỗi Slogan đều không chỉ đơn giản là một cụm từ sử dụng cho truyền thông. Mà mỗi cái sẽ có cho mình một vai trò giúp truyền tải đúng mục đích truyền thông của thương hiệu khác nhau. Cùng Bramax phân biệt cách sử dụng Tagline và Slogan nhé.

tagline và slogan
Tagline là gì? (Ảnh: bramax.co)

Tagline là gì?

Tagline là một cụm từ ngắn dễ ghi nhớ, nó thể hiện được tính cách của thương hiệu. Thường xuất hiện tại các mẫu quảng cáo, video giới thiệu về doanh nghiệp hoặc trên các ấn phẩm, nơi doanh nghiệp muốn tạo ấn tượng và truyền tải thông điệp tới khách hàng.

Tagline như một lời tuyên bố của doanh nghiệp, nó sẽ đi lâu dài theo năm tháng cùng doanh nghiệp. Nó thể hiện được đầy đủ tính cách của một thương hiệu và phản ánh chính xác nhất bản sắc của thương hiệu đó. Khi xây dựng thành công Tagline, doanh nghiệp sẽ đem lại cho mình hiệu quả đáng ngờ từ truyền thông, giúp khán giả nhận diện mạnh mẽ về các sản phẩm cũng như hình ảnh thương hiệu.

Slogan là gì?

Khác với Tagline, Slogan giúp doanh nghiệp miêu tả về lời hứa, giá trị hoặc định hướng phát triển cho sản phẩm. Nó có thể truyền tải được các chiến lược của doanh nghiệp, bởi Slogan mang tính chất mô tả và thuyết phục. Việc tạo dựng thành công một Slogan có thể giúp cho thương hiệu cạnh tranh mạnh mẽ với đối thủ, tạo ra giá trị cho thương hiệu hay giải thích cho khách hàng hiểu được thông điệp mà thương hiệu mang đến.

Slogan thường chứa đựng ý nghĩa của một câu chuyện dài hay là cả một chiến lược kinh doanh. Mặc dù cả Tagline và Slogan đều công cụ tiếp thị của doanh nghiệp nhưng tagline là hình thức lâu dài, là phương châm của một doanh nghiệp, còn Slogan là một phần của chiến dịch truyền thông.

tagline và slogan
Tại sao Tagline lại quan trọng với thương hiệu? (Ảnh: Freepik)

Tại sao Tagline lại quan trọng với thương hiệu?

Tagline đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược Marketing và xây dựng thương hiệu. Tagline như một công cụ giúp cho doanh nghiệp truyền tải bản sắc một cách ngắn gọn và dễ nhớ. Nó còn giúp tạo ra một hình ảnh thương hiệu mang đậm giá trị, gây được tiếng vang với các đối tượng mục tiêu.

Ngoài ra, nó còn hỗ trợ phân biệt thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh, giúp kết nối các cảm xúc khách hàng, làm cho thương hiệu trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn trong tâm trí khách hàng.

Sau cùng, một Tagline được xây dựng tốt có thể nâng cao khả năng gợi nhớ thương hiệu, giúp cho khách hàng dễ nhận diện thương hiệu trên nhiều nền tảng khác nhau.

Tại sao Slogan lại quan trọng với thương hiệu?

Slogan quan trọng với doanh nghiệp vì chúng góp phần làm nổi bật các chiến dịch truyền thông và quảng cáo cho thương hiệu. Chúng là một công cụ mạnh mẽ giúp thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Bằng sự cô đọng nhưng nêu được hàm ý, thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải, Slogan tạo điều kiện cho người tiêu dùng nhớ đến chiến dịch truyền thông của thương hiệu dễ dàng hơn, ghi nhớ lâu hơn.

Hơn nữa, Slogan còn ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng bằng cách nhấn mạnh lợi ích hoặc khuyến khích được khách hàng hành động theo chiến dịch. Cộng hưởng với nhu cầu, mong muốn, cảm xúc , Slogan kết nối được cảm xúc của khách hàng, giúp tăng lòng trung thành thương hiệu. Ngoài ra, trong thế giới khách hàng dễ dàng bị tấn công bởi thông tin thì việc xây dựng được một Slogan tốt có thể loại bỏ được đối thủ cạnh tranh, truyền tải thông điệp lâu dài hơn, khiến cho nó trở thành một phần không thể thiếu.

tagline và slogan
Phân biệt cách sử dụng Tagline và Slogan (Ảnh: Freepik)

Phân biệt cách sử dụng Tagline và Slogan

Thoáng qua các định nghĩa ở trên thì có lẽ chúng ta đã phần nào hiểu được tại sao Tagline và Slogan lại dễ bị nhầm lẫn đến vậy.

Cả hai đều có thể bổ sung cho nhau nhưng không thể thay thế nhau. Chính vì thế, để phân biệt Tagline và Slogan rõ ràng thì khi lựa chọn Tagline hay là Slogan doanh nghiệp cần phân tích các ý sau đây:

Mục đích

Slogan được thiết kế để truyền tải sứ mệnh của công ty, trong khi đó Tagline lại đề cập đến hình ảnh của thương hiệu.

Slogan tập trung nhiều hơn vào quảng cáo, còn Tagline thì lại thiên về quan hệ công chúng và giúp nâng cao nhận thức về công ty.

Tagline hiếm khi cho thấy khách hàng biết công ty của bạn đang làm về lĩnh vực gì nhưng chúng lại cung cấp cái nhìn sâu sắc về tầm nhìn của doanh nghiệp.

Bài viết liên quan

Định nghĩa Content Marketing là gì?

Số từ

Cả Tagline và Slogan đều ngắn gọn và dễ đọc. Tuy nhiên, Slogan thường dài hơn một chút so với Tagline. Bởi vì Tagline thường được đặt trong logo thương hiệu nên cầm phải giữa cho càng ngắn càng tốt.

Khoảng thời gian

Slogan được dành cho một sản phẩm hoặc chiến dịch duy nhất trong hầu hết các trường hợp. Trong khi một số Slogan có thể tồn tại lâu hơn rất nhiều, nhưng Tagline thường được chọn để trở thành bộ mặt của thương hiệu.

Slogan thường được phát triển khi các doanh nghiệp thực hiện chiến dịch Marketing, còn Tagline được thiết kế ngay từ đầu trong quá trình xây dựng thương hiệu.

Xây dựng Tagline ấn tượng như thế nào?

  • Ngắn gọn: Tagline là tóm tắt nhanh gọn về chất lượng, thay vì phải đọc một cuốn sách dày đặc. Công ty quảng cáo và khách hàng thường yêu thích sử dụng Tagline ngắn phù hợp với logo của họ. Bên cạnh đó, có 5 cách để tạo Tagline giúp khách hàng nhớ lâu như: gieo vần, lập âm, lập từ, đảo ngữ và câu đa nghĩa.
  • Sáng tạo: Tránh biến Tagline thành những lời tuyên bố không có ý nghĩa, mơ hồ và thiếu sức hút. Thay vào đó, sử dụng các động từ và tính từ để chính xác và sâu sắc hơn, để thu hút khán giả và chứng minh sứ mệnh của bạn một cách rõ ràng.
  • Ngôn từ phải rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu: Hãy tránh biến thông điệp của bạn thành một bài toán khó hiểu đối với người nghe. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và dễ hiểu, tránh sử dụng các thuật ngữ phức tạp chỉ người có kiến thức chuyên môn mới hiểu, vì không phải ai cũng sẵn lòng dành thời gian để tìm hiểu về Tagline của một doanh nghiệp. Đảm bảo rằng thông điệp của bạn dễ tiếp cận và gây ấn tượng mạnh mẽ từ lần đầu tiên cho người nghe.
  • Thân thiện: Tagline không chỉ là một câu khẩu hiệu, mà còn là công cụ mạnh mẽ để xây dựng mối liên hệ lâu dài với người xem. Bằng cách truyền đạt sự thân thiện và chân thành, Tagline có khả năng tạo ra sự kết nối sâu sắc và gắn kết vững chắc giữa doanh nghiệp, khách hàng. Điều này giúp tạo ra một cảm giác tin cậy, cam kết, đồng thời thúc đẩy sự tương tác tích cực và trải nghiệm tích hợp của khách hàng với thương hiệu.
tagline và slogan
Ví dụ về Tagline (Ảnh: Freepik)

Ví dụ về Tagline

Trong suốt nhiều năm, một số Tagline đã trở thành biểu tượng, gần như nổi tiếng như thương hiệu mà chúng đại diện. Dưới đây là một số ví dụ đã để lại tác động lâu dài đến khán giả:

  • Nike: “Just Do It” – Khẩu hiệu đơn giản nhưng mạnh mẽ này thúc đẩy mọi người vượt qua giới hạn của mình.
  • Apple: “Think Different” – Khẩu hiệu này khuyến khích sự đổi mới và tư duy đột phá, phản ánh cách tiếp cận công nghệ của Apple.
  • McDonald’s: “I’m Lovin’ It” – Khẩu hiệu gợi lên cảm giác hạnh phúc và hài lòng gắn liền với bữa ăn của họ.
  • Coca-Cola: “Taste the Feeling” – Nó gắn kết trải nghiệm uống Coca-Cola với những trải nghiệm đáng nhớ và đầy cảm xúc.
  • L’Oréal: “Because You’re Worth It” – Khẩu hiệu này đề cao cá tính và giá trị bản thân, đặc biệt gây được tiếng vang với người dùng sản phẩm làm đẹp của L’Oréal.

Những ví dụ này minh họa cách một Tagline được xây dựng tốt có thể gói gọn bản chất và giá trị của thương hiệu, tạo ra một bản sắc đáng nhớ có ảnh hưởng tích cực đến hành vi của người tiêu dùng.

Ví dụ về Slogan

Nhiều Slogan đã thâm nhập thành công vào ý thức công đồng. Dưới đây là một số ví dụ những khẩu hiệu đã phát triển tốt trong các chiến dịch tiếp thị thương hiệu:

  • KFC: “Finger Lickin’ Good” – Khẩu hiệu này truyền tải hương vị khó cưỡng của món ăn, khiến nó trở nên đáng nhớ.
  • Audi: “Vorsprung durch Technik” – “Tiến bộ thông qua công nghệ”, khẩu hiệu này nhấn mạnh cam kết đổi mới của Audi.
  • Red Bull: “Mang lại cho bạn đôi cánh” – Nó gợi ý rằng nước tăng lực có thể nâng cao trạng thái thể chất và tinh thần của một người.
  • MasterCard: “Có một số thứ tiền không thể mua được. Đối với mọi thứ khác, đều có MasterCard” – Khẩu hiệu này gói gọn đề xuất giá trị của thương hiệu một cách gây được tiếng vang về mặt cảm xúc.

Những Slogan này không chỉ là những cụm từ, chúng là những công cụ tiếp thị chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thương hiệu mà chúng đại diện và ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng.

Kết luận

Cuộc tranh luận giữa Tagline và Slogan có thể mất thời gian để hiểu. Tuy nhiên, bằng cách đi sâu hơn một chút vào ý nghĩa đằng sau cả hai công cụ này, bạn có thể bắt đầu thấy chúng phục vụ các mục đích khác nhau như thế nào.

Tagline và Slogan rất tuyệt vời để kết nối với đối tượng mục tiêu của bạn và thúc đẩy tăng trưởng cho công ty của bạn. Tất nhiên, giống như bất kỳ tài sản xây dựng thương hiệu nào, điều cần thiết là phải chọn Tagline và Slogan một cách cẩn thận.

Tham khảo thêm về các dịch vụ thiết kế thương hiệu của Bramax qua các liên kết dưới đây;